Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Muốn hạn chế nguy cơ ung bướu, thải độc cơ thể thế nào cho đúng?

Có một mâu thuẫn đáng ngạc nhiên trong thái độ của dư luận về độc tố: dù rất bức xúc trước môi trường sống đang ngày càng bị nhiễm độc gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người, nhưng dường như không mấy ai quan tâm đúng mức tới việc thải độc, detox cơ thể. Có thể điều này xuất phát từ việc người dân chưa được thông tin đủ mức về quá trình độc tố phá hủy cơ thể như thế nào.


Độc tố gây ra bệnh tật như thế nào?


Độc tố sau khi len lỏi vào cơ thể, sẽ tích lũy tại các bộ phận, đến một mức độ nhất định nó bắt đầu gây ra những cản trở cho các hoạt động bên trong cơ thể. Sự tác động tiêu cực của độc tố rất khó lường nên chúng ta không hề nhận ra sự tác hại ghê gớm của nó. Ngay kể cả khi bị bệnh hoặc mắc ung thư, người ta cũng ít biết đó là hậu quả là độc tố tích lũy trong cơ thể mà không được đào thải.



Một ví dụ cụ thể, nếu không phải là nguyên nhân liên quan đến cấu trúc cơ thể, thì hiếm muộn, vô sinh bắt nguồn phần lớn từ sự gây hại của độc tố. Độc tố có cấu trúc tương tự với cấu trúc của hooc-môn nội tiết, vì thế, độc tố càng nhiễm nhiều vào con người, càng khiến cơ thể “hiểu nhầm” rằng đã đủ lượng nội tiết, vì thế không sản sinh thêm hoc-môn nội tiết nữa.


Lâu dần, cơ thể thiếu hụt nội tiết. Bên cạnh đó, chất độc cũng tấn công và xâm chiếm vị trí của các hoc-môn, gây rối loạn cả về số lượng lẫn hoạt động của hooc-môn, dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Hoc-môn sinh dục và hooc-môn tuyến giáp bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ loại độc tố này, gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn, dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bệnh bướu giáp…


Ngoài ra, các độc tố kim loại (như chì, thủy ngân…) tích lũy thành những mảng đen cứng bám rất chắc trong các cơ quan nội tạng, trong huyết quản, làm cản trở đường lưu thông của máu, gây áp lực cho hoạt động của các bộ phận, dẫn đến các bệnh về tim mạch, gan, thận, phổi, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa…


Độc tố gây ung bướu như thế nào?


Các độc tố tấn công tế bào, bẻ gãy chuỗi AND, làm đột biến gen, dẫn đến sự hỗn loạn về chức năng của tế bào. Tế bào tự tăng trưởng không kiểm soát, vượt giới hạn bình thường của cơ thể, song cùng lúc đó, độc tố cũng ngăn chặn không cho các tế bào “thừa thãi” này chết đi mà giúp chúng dần hình thành khối u.


Nguy hiểm hơn, các dị bào này xâm lấn khắp các bộ phận và nội tạng trong giai đoạn di căn, chúng tàn phá tế bào – gốc của sự sống, “hút” hết chất dinh dưỡng của cơ thể gây sụt giảm cân và phá hủy hệ thống phòng vệ của cơ thể một cách nhanh chóng.



Độc tố rõ ràng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng bệnh tật và tỉ lệ người mắc ung thư trong xã hội hiện nay. Điều này không chỉ diễn biến ở Việt Nam mà còn là tình trạng chung của thế giới. Tại các quốc gia tiên tiến, người dân đã đẩy mạnh phương thức thải độc để tránh bệnh tật và ung bướu từ hàng thập kỉ. Tại Việt Nam, phương pháp thải độc để giảm nguy cơ ung bướu cũng đang được nhiều người dân hưởng ứng.


Kích hoạt hệ thống thải độc của chính cơ thể để ngăn ngừa ung bướu


Cơ thể đã được trang bị sẵn một hệ thống thải độc rất tinh vi và phức tạp. Tuy nhiên, tất cả đều có giới hạn, trong bối cảnh độc tố bủa vây như hiện nay, hệ thống thải độc của chúng ta rất dễ dàng trở nên quá tải. Cách tốt nhất để giúp cơ thể thải độc là kích hoạt chính bộ máy hoàn chỉnh và tinh vi này.


Các nhà khoa học thuộc trường đại học Y Johns Hopkins- trường đại học số 1 về nghiên cứu ung thư đã thực hiện các nghiên cứu và thấy rằng, một số hoạt chất trong thực vật có thể tác động lên bộ gen của chúng ta và kích hoạt hệ thống thải độc hoạt động mạnh mẽ hơn. Cụ thể là hoạt chất BroccoRaphanin (SGS) chiết xuất từ bông cải xanh khi đi vào cơ thể sẽ tác động lên các gen bảo vệ tế bào và tăng cường sức mạnh của hệ thông thải độc, từ đó giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài một cách tốt nhất.


Nghiên cứu của khoa dược, trường Y, đại học Western Syney, Úc cũng cho thấy BroccoRaphanin (SGS) làm tăng khả năng sản sinh Glutathione trong cơ thể lên 240%. [1] Glutathione là phân tử đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc bảo vệ tế bào trước sự tấn công của độc tố. Đồng thời, SGS còn có khả năng làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc lên nhiều lần, giúp các độc tố được dễ dàng đào thải trước khi chúng kịp tấn công cơ thể [2]. Cơ chế tác động kép này giúp cho SGS trở thành một trong những hoạt chất ngăn ngừa ung bướu mạnh mẽ nhất trong tự nhiên.


Tài liệu tham khảo:


Megan L. Steele et al. (2013). Effect of Nrf2 activators on release of glutathione, cysteinylglycine and homocysteine by human U373 astroglial cells. Redox Biology , 441–445.Irena Misiewicz et al. (2004). Sulforaphane-mediated induction of a phase 2 detoxifying enzyme NAD(P)H:quinone reductase and apoptosis in human lymphoblastoid cells. Acta Biochimica Polonica , Vol. 51: 711–721.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét