Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những nữ khoa học làm thay đổi thế giới

Mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các nhà nghiên cứu khoa học là nam giới nhưng các nhà khoa học nữ cùng những công trình để đời đã ghi tên mình vào danh sách những người làm thay đổi thế giới. Họ là những người phụ nữ uyên thâm, kiên cường và nghị lực trên khắp thế giới trong thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.


Nhà thần kinh học người Italia


Những nữ khoa học làm thay đổi thế giới


Nhà nữ khoa học Rita Levi – Montalcini (22/4/1909 - 30/12/2012) là một nhà thần kinh học người Ý, cùng với đồng nghiệp Stanley Cohen đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986 cho công trình phát hiện ra Nhân tố tăng trưởng thần kinh. Bà là nhà khoa học đạt giải Nobel sống thọ nhất hành tinh, vừa qua đời ở tuổi 103. Bà Rita Levi-Montalcini sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở thành phố miền Bắc Turin. Sau khi chính phủ cấm người Do Thái nghiên cứu và làm việc trong các học viện, bà lập nên một phòng thí nghiệm tại nhà và đặt ở phòng ngủ của mình. Khi đó, bà làm nghiên cứu chủ yếu trên phôi gà. Năm 1947, bà làm việc và nghiên cứu tại Đại học Washington, Saint Louis, Missouri, Mỹ. Tại đây, bà phát hiện nhân tố tăng trưởng thần kinh có vai trò điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Nghiên cứu của bà tạo tiền đề để giới khoa học hiểu biết sâu hơn về các khối u, dị tật và mất trí nhớ tuổi già. Từ năm 2001, bà cũng được phong danh hiệu Thượng nghị sĩ trọn đời ở Thượng viện Ý - vinh dự chỉ dành cho những nhân vật công chúng nổi bật nhất nước Ý.


Người đầu tiên tìm cách làm giàu urarium


Những nữ khoa học làm thay đổi thế giới


Ngô Kiện Hùng (người Mỹ gốc Trung Quốc) là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ XX. Bà từng tham gia vào dự án phát triển bom nguyên tử song ngày nay có rất ít người còn biết đến tên bà. Năm 1957, trong một bài báo đăng trên Physical Review có tựa đề “Kết quả thực nghiệm về sự bảo toàn tính chẵn - lẻ trong phân rã beta”, bà Ngô đã đưa ra kết quả thực nghiệm mang tính quyết định trong việc chứng minh lý thuyết về vi phạm tính chẵn lẻ do nhà khoa học Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh đưa ra trước đó. Kết quả này đã giúp hai nhà khoa học Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh được trao giải Nobel Vật lý năm 1957.


Phát triển tia RIA



Những nữ khoa học làm thay đổi thế giới


Rosalyn Yalow (1921-2011) là nhà sinh lý y học người Mỹ. Bà đã giành giải Nobel Y học sau khi phát triển ra RIA - một kỹ thuật dùng để đo độ tập trung của các kháng nguyên như hormon trong cơ thể. Kỹ thuật này được dùng để xét nghiệm máu phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS hay viêm gan. Nhờ có thành tựu của bà mà thế giới trở nên an toàn hơn khi truyền máu.


Các phát hiện về vi khuẩn


Những nữ khoa học làm thay đổi thế giới


Esther Lederberg (1922-2006) - nhà vi sinh vật học người Mỹ đã thực hiện cùng chồng Joshua Lederberg nghiên cứu về vi khuẩn và virut. Tuy nhiên, những đóng góp của Esthe hầu như không được biết đến trong khi Joshua được nhận giải Nobel dành cho phát minh của họ. Esther là người đầu tiên giải quyết vấn đề tái tạo thuộc địa của vi khuẩn. Mặc dù có rất nhiều những khám phá quan trọng trong lĩnh vực sinh học và di truyền học, sự nghiệp khoa học của Esther hầu như không nhận được công nhận từ các đồng nghiệp mà vinh danh cho người chồng của Joshua.


Phát minh cách chữa bệnh đục thủy tinh thể


Sinh năm 1942, Patrica Bath tốt nghiệp trung học chỉ sau 2 năm học, sau đó, bà đạt bằng cử nhân tại Đại học Hunter và bằng Y học tại Đại học Howard và nhận học bổng Nhãn khoa tại Đại học Columbia, Mỹ. Bath nhận được học bổng bởi nghiên cứu của bà cho thấy: Bệnh nhân da đen có khả năng bị gia tăng nhãn áp gấp 8 lần những bệnh nhân khác và có khả năng bị mù lòa cao hơn gấp 2 lần. Trước năm 1981, Bath có phát minh đáng chú ý - dụng cụ laser - dụng cụ chữa trị hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể và cũng làm giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân khi chữa trị. Sử dụng dụng cụ laser tự sáng chế, Bath khôi phục thị lực cho những bệnh nhân thậm chí đã bị mù suốt 30 năm.


Xác minh nguyên nhân gây ra HIV


Những nữ khoa học làm thay đổi thế giới


Francoise Barre Sinoussis (sinh 1947) phát hiện ra HIV và được trao giải Nobel Y học. Từ năm 1988, bà chuyển sang nghiên cứu vắc-xin ngừa HIV tại Viện Pasteur Paris, Pháp. Năm 2008, bà cùng hai nhà khoa học khác được vinh dự trao giải thưởng Nobel Y học.


Minh Huệ


((Theo Businessinsider))


0 nhận xét:

Đăng nhận xét